ads

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

QLSX|03 - Chu trình PDCA

Phần này, mình xin copy i chang từ wikileak, à nhầm wikipedia

Chu trình PDCA

PDCA hay Chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – hành động) là chu trình cải tiến liên tục được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950. Mặc dù lúc đầu ông gọi là Chu trình Shewart để tưởng nhớ Tiến sĩ Walter A. Shewart - người tiên phong trong việc kiểm tra chất lượng bằng thống kê ở Mỹ từ những năm cuối của thập niên 30. Tuy nhiên Người Nhật lại quen gọi nó là chu trình Deming hay vòng tròn Deming.
Nội dung của các giai đoạn của chu trình này có thể tóm tắt như sau:
Plan: lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu.
Do: Đưa kế hoạch vào thực hiện.
Check: Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.
Act: Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới.
Chu trình này được lặp lại theo thời gian sẽ cho 1 kết quả rất tốt, trong kiến thức về lý thuyết điều khiển tự động có mô hình sau, nó khá là giống với PDCA

Một hệ thống điều khiển phản hồi lý tưởng loại bỏ tất cả những sai số, có tác dụng giảm thiểu tác động của bất kỳ lực nào có thể hoặc không thể phát sinh trong suốt quá trình làm việc và tạo ra một phản ứng trong hệ thống mà phù hợp hoàn hảo với mong muốn của người dùng. Trong thực tế, điều này không thể thực hiện được do sai số đo lường trong các cảm biến, độ trễ trong các bộ điều khiển, và sự không hoàn hảo trong điều khiển đầu vào.
Hơi mơ hồ phải không các bạn !

QLSX|02 - 4M 1I

Xin chào, hôm nay tôi xin chia sẽ thêm 1 thông tin được biết thêm về kiến thức quản trị sản xuất.

Quy tắc 4M
4M

  • Men: con người, lực lượng lao động trong doanh nghiệp. Bao gồm tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, từ những người lãnh đạo cấp cao nhất cho đến nhân viên thừa hành. Năng lực, phẩm chất của mỗi thành viên và mối liên kết giữa các thành viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng.
  • Methods: phương pháp quản trị, công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Với phương pháp công nghệ thích hợp, với trình độ tổ chức quản lý sản xuất tốt sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể khai tác tốt nhất các nguồn lực hiện có, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Machines: khả năng công nghệ, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp. Có tác động rất lớn trong việc nâng cao những tính năng kỹ thuật của sản phẩm và nâng cao năng suất lao động.
  • Materials: vật tư, nguyên vật liệu, hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư, nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Nguồn vật tư, nguyên liệu được cung cấp đúng số lượng, đúng thời hạn sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong 4 yếu tố trên, yếu tố con người được xem là quan trọng và khó nhất. Ngoài những yếu tố cơ bản trên, chất lượng còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như thông tin (information), môi trường (enviroment), đo lường (measure), hệ thống (system)…
4I - Information
Trong các tài liệu tôi đọc nhiều tài tiệu cho rằng Man quan trọng, nhưng ngoài ra tôi cho rằng có 1 sự quan trọng hơn đó là Information hay còn gọi là thông tin, nếu chẳng có thông tin và truyền thông giữa người với người thì loài người khác gì sỏi đá.
Trong kiến thức công nghệ thông tin truyền thông thì có 3 dạng truyền thông

Các bạn thấy trên hình đó và liên tưởng các điểm đó là người với người
  • Unicast là 1 thuật ngữ được sử dụng để mô tả cách thức truyền tin được gửi từ 1 điểm đến 1 điểm khác. Trong trường hợp này chỉ có 1 nguồn gửi và 1 nguồn nhận.
  • Multicast là thuật ngữ trong ngành viễn thông được sử dụng để mô tả cách thức truyền tin được gửi từ 1 điểm đến 1 tập hợp các điểm khác
  • Broadcast là thuật ngữ được sử dụng trong mạng máy tính để mô tả cách thức truyền tin được gửi từ 1 điểm đến tất cả các điểm khác trong cùng một mạng
Vậy áp dụng cách truyền thông trên ta có thể quản lý được thông tin.

QLSX|01 - Tư duy 5W + 1H

Xin chào tất cả mọi người, qua quá trình làm việc từ sinh viên lơ ngơ đến công việc rối rắm, tôi đọc được một cách tư duy rất hay và khi áp dụng nó ảnh hưởng tốt đến rất nhiều kết quả thu được.
Tôi xin chia sẻ

Tư duy 5W + 1 H
Kết quả hình ảnh cho 5w + 1h
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter Chia sẻ lên google-plus In trang này
Khi có 1 vấn đề phát sinh, chúng ta nên tư duy để tìm ra lối thoát cho việc giải quyết vấn đề bằng cách trả lời theo 5W1H
Nó viết tắt từ các từ sau: 
  • What? (Cái gì?)
  • Where? (Ở đâu?)
  • When? (Khi nào?) 
  • Why? (Tại sao?)
  • How? (Như thế nào?)
  • Who? (Ai?)

Ví dụ tình huống: Nhóm bạn đang đi bộ trong rừng thấy 1 cây dừa cao 10m, lúc đang khát nước làm sao để uống được nước dừa?

Phân tích theo tư duy:
  • What? (Cái gì?): Quả dừa trên cây dừa rất cao, tôi không biết trèo 
  • Where? (Ở đâu?): Ở giữa rừng lấy đâu ra thang? phải trèo thôi
  • When? (Khi nào?): Bây giờ 12:00 trưa và không có người dân đi lại, không nhờ người chuyên nghiệp được. 
  • Why? (Tại sao?): Vì khát và muốn uống nước
  • How? (Như thế nào?): Làm sao để lấy đây? Suy nghĩ phương pháp thực hiện
  • Who? (Ai?): Ai sẽ trèo để hái? Trao đổi trong nhóm và tìm được người có khả năng
Các câu hỏi được đặt ra trả lời được thì vấn đề chắc chắn được giải quyết?

Kết quả hình ảnh cho 5w + 1h
Trích thêm:
Khái niệm 5W1H được cho là có nguồn gốc từ bài thơ “The Elephant's Child” của Rudyard Kipling. Bài thơ này như sau:
I have six honest serving-men
They taught me all I knew
Their names are What and Where and When
And How and Why and Who.

Tạm dịch:
Tôi có 6 người đầy tớ trung thực
Họ đã dạy cho tôi biết mọi thứ
Tên của họ là What và Where và When
Và How và Why và Who.