ads

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

[Server] Raid 01(0+1), raid 10(1+0)

Kết hợp giữa RAID 0 và RAID 1 thêm 1 lớp ta có được
RAID 01
 RAID 10


[SERVER] - Raid là gì?

RAID (Redundant Arrays of Inexpensive Disks) là hình thức ghép nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành một hệ thống ổ đĩa cứng có chức năng gia tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu hoặc nhằm tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống đĩa hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên



RAID 0

Dữ liệu sẽ được chia ra nhiều phần bằng nhau để lưu trên từng đĩa. Như vậy mỗi đĩa sẽ chứa 1/n dữ liệu. Tổng dung lượng = dung lượng đĩa nhỏ nhất nhân với tổng số đĩa. Array Capacity = Size of Smallest Drive * Number of Drives Dung lượng tổng cộng của ổ cứng trong hệ thống RAID0 bằng tổng dung lượng của hai ổ đĩa. Nếu chúng ta dùng 02 ổ cứng 80GB thì hệ thống đĩa của chúng ta là 160GB. Ưu điểm: - Tăng tốc độ đọc/ghi đĩa: mỗi đĩa chỉ cần phải đọc/ghi 1/n lượng dữ liệu được yêu cầu. Lý thuyết thì tốc độ sẽ tăng n lần.

Nhược điểm: - Tính an toàn thấp. Nếu một đĩa bị hư thì dữ liệu trên tất cả các đĩa còn lại sẽ không còn sử dụng được. Xác suất để mất dữ liệu sẽ tăng n lần so với dùng ổ đĩa đơn.

RAID 1

Đây là dạng RAID cơ bản nhất có khả năng đảm bảo an toàn dữ liệu. Cũng giống như RAID 0, RAID 1 đòi hỏi ít nhất hai đĩa cứng để làm việc. Dữ liệu được ghi vào 2 ổ giống hệt nhau (Mirroring). Trong trường hợp một ổ bị trục trặc, ổ còn lại sẽ tiếp tục hoạt động bình thường. Bạn có thể thay thế ổ đĩa bị hỏng mà không phải lo lắng đến vấn đề thông tin thất lạc. Đối với RAID 1, hiệu năng không phải là yếu tố hàng đầu nên chẳng có gì ngạc nhiên nếu nó không phải là lựa chọn số một cho những người say mê tốc độ. Tuy nhiên đối với những nhà quản trị mạng hoặc những ai phải quản lý nhiều thông tin quan trọng thì hệ thống RAID 1 là thứ không thể thiếu. Dung lượng cuối cùng của hệ thống RAID 1 bằng dung lượng của ổ đơn (hai ổ 80GB chạy RAID 1 sẽ cho hệ thống nhìn thấy duy nhất một ổ RAID 80GB).
Các loại RAID khác đều dựa trên RAID 0 và RAID 1


Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

[PC] - CPU intel cách đọc số hiệu

Số hiệu bộ xử lý là một trong nhiều yếu tố cùng với thương hiệu bộ xử lý, cấu hình hệ thống cụ thể và đánh giá chấm điểm mức hệ thống cần xem xét khi chọn bộ xử lý phù hợp cho nhu cầu điện toán của bạn.

Số hiệu cao hơn trong lớp hoặc dòng bộ xử lý thường cho biết nhiều tính năng hơn, nhưng cũng có thể nhiều hoặc ít hơn một tính năng. Khi bạn quyết định lựa chọn thương hiệu và loại bộ xử lý cụ thể, hãy so sánh số hiệu bộ xử lý để xác minh xem bộ xử lý có bao gồm các tính năng bạn đang tìm hay không.

Bộ xử lý cho thiết bị di động

Dòng bộ xử lý Intel® Core™ M

Số hiệu bộ xử lý của bộ xử lý Intel® Core™ M sử dụng một chuỗi chữ và số theo sau bộ điều chỉnh. Khi có thể áp dụng, hậu tố chữ cái sẽ xuất hiện ở cuối tên bộ xử lý đại diện cho dòng bộ xử lý.
  
Bộ xử lý Intel® Core™ M-5Y70
Hậu tố chữ cáiMô tảVí dụ
YTiêu thụ năng lượng cực thấpBộ xử lý Intel® Core™ M-5Y70

Bộ xử lý cho Máy tính xách tay, Máy để bàn & Thiết bị di động

Dòng bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 4

Số hiệu bộ xử lý cho các bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 4 sử dụng một chuỗi chữ và số dựa trên thế hệ và dòng sản phẩm theo thương hiệu và bộ điều chỉnh của nó. Chữ số đầu tiên trong chuỗi bốn chữ số cho biết thế hệ của bộ xử lý, còn ba chữ số tiếp theo là mã SKU. Khi có thể áp dụng, hậu tố chữ cái sẽ xuất hiện ở cuối tên bộ xử lý đại diện cho dòng bộ xử lý.
Bộ xử lý máy tính bàn cao cấp của Intel® tuân theo một chuẩn đánh số khác do khác nhau trong bộ tính năng sản phẩm. Nhận thông tin chi tiết >


Tên bộ xử lý = thương hiệu (Intel® Core™) + bộ điều chỉnh (i7) + thế hệ (4) + SKU (770) + dòng sản phẩm (K)


Tên bộ xử lý = thương hiệu (Intel® Core™) + bộ điều chỉnh (i7) + thế hệ (4) + SKU (900) + dòng sản phẩm (M) + hậu tố chữ cái (Q)
Hậu tố Chữ cáiMô TảVí dụ
Máy tính để bàn
KKhông khóaBộ xử lý Intel® Core™ i7-4770K
RBộ xử lý máy tính bàn dựa trên gói BGA1364 (di động) với độ họa hiệu suất caoBộ xử lý Intel Core i7-4770R
SPhong cách sống được tối ưu hóa cho hiệu năngBộ xử lý Intel Core i7-4770S
TPhong cách sống được tối ưu hóa cho công suấtBộ xử lý Intel Core i7-4770T
Di động
HQĐồ họa hiệu năng caoBộ xử lý Intel® Core™ i7-4700HQ
MXPhiên bản siêu di độngBộ xử lý Intel Core i7-4940MX Extreme Edition
MQDi động lõi tứBộ xử lý Intel Core i7-4900MQ
Bộ xử lý Intel Core i7-4702MQ
MDi độngBộ xử lý Intel Core i7-4600M
Bộ xử lý Intel Core i5-4300M
UTiêu thụ năng lượng cực thấpBộ xử lý Intel Core i7-4550U
YTiêu thụ năng lượng cực thấpBộ xử lý Intel Core i7-4610Y

Dòng Bộ xử lý Intel® Core™ Thế hệ thứ 3

Số hiệu bộ xử lý cho các bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 3 sử dụng một chuỗi chữ và số dựa trên thế hệ và dòng sản phẩm theo thương hiệu và bộ điều chỉnh của nó. Chữ số đầu tiên trong chuỗi bốn chữ số cho biết thế hệ của bộ xử lý, còn ba chữ số tiếp theo là mã SKU. Khi có thể áp dụng, hậu tố chữ cái sẽ xuất hiện ở cuối tên bộ xử lý đại diện cho dòng bộ xử lý.
Bộ xử lý máy tính bàn cao cấp của Intel® tuân theo một chuẩn đánh số khác do khác nhau trong bộ tính năng sản phẩm. Nhận thông tin chi tiết >
                      
Tên bộ xử lý = thương hiệu (Intel® Core™) + bộ điều chỉnh (i7) + thế hệ (3) + SKU (770) + dòng sản phẩm (K)
  
Tên bộ xử lý = thương hiệu (Intel® Core™) + bộ điều chỉnh (i7) + thế hệ (3) + SKU (920) + hậu tố chữ cái (X) + dòng sản phẩm (M)
Hậu tố Chữ cái
Mô Tả
Ví dụ
Máy tính để bàn
KKhông khóa
SPhong cách sống được tối ưu hóa cho hiệu năngBộ xử lý Intel Core i7-3770S
Bộ xử lý Intel Core i5-3550S
TPhong cách sống được tối ưu hóa cho công suấtBộ xử lý Intel Core i7-3770T
Bộ xử lý Intel Core i5-3570T
Di động
MDi độngBộ xử lý Intel® Core™ i7-3520M
QM
Di động lõi tứ
UTiêu thụ năng lượng cực thấpBộ xử lý Intel Core i7-3667U
YTiêu thụ năng lượng cực thấpBộ xử lý Intel Core i7-3689Y

Dòng bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 2

Số hiệu bộ xử lý cho dòng bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 2 có số nhận diện chữ/số theo sau bởi một chuỗi gồm bốn chữ số và có thể có một hậu tố chữ cái, tùy theo bộ xử lý. Bảng dưới đây giải thích các hậu tố sử dụng cho dòng bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ hai.
Tên bộ xử lý = thương hiệu (bộ xử lý Intel® Core™) + số hiệu (i7-2600)
Hậu tố Chữ cáiMô TảVí dụ
Máy tính để bàn
KKhông khóaBộ xử lý Intel® Core™ i7-2600K
Bộ xử lý Intel Core i5-2500K
SPhong cách sống được tối ưu hóa cho hiệu năngBộ xử lý Intel Core i5-2500S
Bộ xử lý Intel Core i5-2400S
TPhong cách sống được tối ưu hóa cho công suấtBộ xử lý Intel Core i5-2500T
Bộ xử lý Intel Core i5-2390T
Di động
MDi độngBộ xử lý Intel® Core™ i7-2677M
QMDi động lõi tứBộ xử lý Intel Core i7-2860QM  
Tên bộ xử lý = thương hiệu (bộ xử lý Intel® Core™) + số hiệu (i7-940)
Số hiệu bộ xử lý dành cho dòng bộ xử lý Intel Core thế hệ trước có số nhận diện chữ cái/số theo sau bởi dãy số có ba chữ số.
Tên bộ xử lý = thương hiệu (bộ xử lý Intel® Core™2 Duo) + số hiệu (E8500)
Số hiệu bộ xử lý dành cho thương hiệu dòng bộ xử lý Intel® Core™2 được phân loại bằng tiền tố chữ cái theo sau bởi dãy số có bốn chữ số. Bảng bên dưới giải thích các tiền tố chữ cái dùng cho dòng bộ xử lý Intel Core 2.
Tiền tố Chữ cáiMô Tả
QXBộ xử lý hiệu suất rất cao lõi tứ dành cho máy để bàn hoặc di động
XBộ xử lý hiệu suất rất cao lõi kép dành cho máy để bàn hoặc di động
QBộ xử lý hiệu năng cao lõi tứ cho di động
EBộ xử lý hai lõi tiết kiệm điện dành cho máy để bàn với TDP lớn hơn hoặc bằng 55 W
TBộ xử lý tiết kiệm điện cao dành cho thiết bị di động với TDP 30-39 W
PBộ xử lý tiết kiệm điện cao dành cho thiết bị di động với TDP 20-29W
LBộ xử lý tiết kiệm điện cao dành cho thiết bị di động với TDP 12-19 W
UBộ xử lý tiết kiệm điện rất cao dành cho thiết bị di động với TDP nhỏ hoăn hoặc bằng 11,9 W
SYếu tố hình dáng dành cho di động với gói 22x22 BGA
Tên bộ xử lý = thương hiệu (bộ xử lý Intel® Core™2 Quad) + số hiệu (Q9550S)
Số hiệu bộ xử lý dành cho dòng Intel® Core™2 Quad có tiền tố chữ cái theo sau bởi dãy số gồm bốn chữ số. Ngoài ra, bộ xử lý Intel Core 2 Quad tiết kiệm điện còn được nhận diện bởi hậu tố "S" cho biết bộ xử lý có khả năng tiêu hao nhiệt thấp hơn.

Các bộ xử lý Intel® Atom™

Số hiệu bộ xử lý dành cho dòng bộ xử lý Intel® Atom™ được phân loại bởi dãy số gồm 3 số. Bộ xử lý Intel® Atom™ dành cho dòng Netbook có tiền tố chữ cái là N và bộ xử lý Intel Atom với tiền tố chữ cái là Z cho biết bộ xử lý dành cho Thiết bị Internet Di động (Mobile Internet Devices) (MID).
Số hiệu cao hơn trong lớp hoặc dòng bộ xử lý thường cho biết có nhiều tính năng hơn. Số hiệu bộ xử lý cao hơn cũng có thể có nhiều hơn hoặc ít hơn một tính năng.
               
Tên bộ xử lý = thương hiệu (bộ xử lý Intel® Atom™) + số hiệu (330)
Tên bộ xử lý = thương hiệu (bộ xử lý Intel® Atom™) + số hiệu (N270)


Các bộ xử lý Intel® Pentium®

Số hiệu bộ xử lý dành cho thương hiệu Intel Pentium có tiền tố chữ cái theo sau bởi dãy gồm chữ số. Tất cả các bộ xử lý hai lõi tiết kiệm năng lượng cho máy để bàn có TDP lớn hơn hoặc bằng 65 W.
Số hiệu cao hơn trong lớp hoặc dòng bộ xử lý thường cho biết có nhiều tính năng hơn, như bộ nhớ cache, tốc độ xung nhịp, Bus mặt trước hoặc công nghệ khác của Intel.¹ Bộ xử lý có số hiệu cao hơn cũng có thể có nhiều hơn một tính năng này và ít hơn một tính năng khác.
Tên bộ xử lý = thương hiệu (bộ xử lý Intel® Pentium®) + số hiệu (E2200)

Các bộ xử lý Intel® Celeron®

Số hiệu bộ xử lý dành cho thương hiệu Intel® Celeron® được thể hiện bằng dãy số gồm ba số hoặc dãy số gồm năm ký tự với tiền tố chữ cái và bốn chữ số, tùy theo loại bộ xử lý.
Số hiệu cao hơn trong lớp hoặc dòng bộ xử lý thường cho biết có nhiều tính năng hơn, như bộ nhớ cache, tốc độ xung nhịp, Bus mặt trước hoặc công nghệ khác của Intel.¹ Bộ xử lý có số hiệu cao hơn cũng có thể có nhiều hơn một tính năng này và ít hơn một tính năng khác.


Tên bộ xử lý = thương hiệu (bộ xử lý Intel® Celeron®) + số hiệu (450)
Tên bộ xử lý = thương hiệu (bộ xử lý Intel® Celeron®) + số hiệu (E1200)

[PC] - CPU là gì

CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit (tiếng Anh), tạm dịch là bộ xử lí trung tâm. CPU có thể được xem như não bộ – một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là một con chip với vài chục chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn trong các bộ mạch với hàng trăm con chip khác. CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ. Bộ xử lý trung tâm bao gồm Khối điều khiển và Khối tính toán.
Hiện tại có 2 hãng chính sản xuất CPU cho máy tính là: Intel và AMD


[PC] - RAM là gì?

RAM (viết tắt từ Random Access Memory trong tiếng Anh) là một loại bộ nhớ chính của máy tính. RAM được gọi là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên.



Phân loại:

  1. SRAM (Static RAM): RAM tĩnh
  2. DRAM (Dynamic RAM): RAM động
  • RAM tĩnh được chế tạo theo công nghệ ECL (dùng trong CMOS và BiCMOS). Mỗi bit nhớ gồm có các cổng logic với 6 transistor MOS. SRAM là bộ nhớ nhanh, việc đọc không làm hủy nội dung của ô nhớ và thời gian thâm nhập bằng chu kỳ của bộ nhớ.nhưng sram là một nơi lưu trữ các tập tin của CMOS dùng cho việc khởi động máy
  • RAM động dùng kỹ thuật MOS. Mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ điện. Việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Do vậy sau mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ô nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ cũng theo đó mà ít nhất là gấp đôi thời gian thâm nhập ô nhớ.
SDRAM (Viết tắt từ Synchronous Dynamic RAM) được gọi là DRAM đồng bộ. SDRAM gồm 3 phân loại: SDR, DDR, DDR2 va DDR3.
  •  SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "SDR". Có 168 chân. Được dùng trong các máy vi tính cũ, bus speed chạy cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời.
  • DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR". Có 184 chân. DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ. Đã được thay thế bởi DDR2.
  • DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed.
  • RDRAM (Viết tắt từ Rambus Dynamic RAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "Rambus". Đây là một loại DRAM được thiết kế kỹ thuật hoàn toàn mới so với kỹ thuật SDRAM. RDRAM hoạt động đồng bộ theo một hệ thống lặp và truyền dữ liệu theo một hướng. Một kênh bộ nhớ RDRAM có thể hỗ trợ đến 32 chip DRAM. Mỗi chip được ghép nối tuần tự trên một module gọi là RIMM (Rambus Inline Memory Module) nhưng việc truyền dữ liệu được thực hiện giữa các mạch điều khiển và từng chip riêng biệt chứ không truyền giữa các chip với nhau. Bus bộ nhớ RDRAM là đường dẫn liên tục đi qua các chip và module trên bus, mỗi module có các chân vào và ra trên các đầu đối diện. Do đó, nếu các khe cắm không chứa RIMM sẽ phải gắn một module liên tục để đảm bảo đường truyền được nối liền. Tốc độ Rambus đạt từ 400-800 MHz. Rambus tuy không nhanh hơn SDRAM là bao nhưng lại đắt hơn rất nhiều nên có rất ít người dùng. RDRAM phải cắm thành cặp và ở những khe trống phải cắm những thanh RAM giả (còn gọi là C-RIMM) cho đủ.
  • DDR III SDRAM (Double Data Rate III Synchronous Dynamic RAM): có tốc độ bus 800/1066/1333/1600 Mhz, số bit dữ liệu là 64, điện thế là 1.5v, tổng số pin là 240.

[GAS] - %LEL, %UEL là gì

Khí dễ cháy
Như ta đã biết điều kiện cháy xảy ra: có chất cháy + Oxi + nguồn nhiệt. Xem bài Cháy nổ là gì
Hỗn hợp chất cháy và oxi là nguy cơ chính dẫn tới vụ cháy nổ.
Mỗi khí dễ cháy hoặc hơi sẽ đốt cháy trong một phạm vi cụ thể của hổn hợp nhiên liệu. Ngoài phạm vi này thì đốt không thể cháy. Ví dụ dễ hiểu đó là xe máy cạn xăng hoặc quá nhiều xăng trong buồng đốt (sặc xăng) thì không thể khởi động máy.
Phạm vi này chính là từ %LEL đên %UEL
LEL: Lower Explosive Limit : giới hạn dưới 
UEL: Upper Explosive Limit : giới hạn trên
Mỗi loại khí lại có LEL và UEL riêng của mình , nồng độ khí thể hiện % tổng thể tích nó
Xem hình sau ban sẽ dễ hiểu

Tham khảo bảng ELE, ULE của các chất khí dễ cháy


Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

[GAS] - Cháy - Nổ là gì?

1. Định nghĩa sự cháy:
Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
Theo định nghĩa ta thấy cháy có 3 dấu hiệu đặc trưng:
- Có phản ứng hóa học
- Có tỏa nhiệt
- Phát ra ánh sáng.
Khi ta thấy có đầy đủ 3 dấu hiệu này thì đó là sự cháy thiếu một trong những dấu hiệu đó thì không phải là sự cháy.
2. Khái niệm về nổ:
Căn cứ vào tính chất nổ, chia thành 2 loại nổ chính: nổ lý học và nổ hóa học.
Nổ lý học: là nổ do áp xuất trong một thể tích tăng lên quá cao thể tích đó không chịu được áp lực lớn nên bị nổ (như nổ xăm lốp xe khi bị bơm quá căng, nổ nồi hơi các thiết bị áp ực khác…)
Nổ hóa học: là hiện tượng cháy xảy ra với tốc độ nhanh làm hỗn hợp khí xung quanh giãn nở đột biến sinh công gây nổ.
Bất kỳ đám cháy nào cũng cần 3 yếu tố được biết qua "TAM GIÁC CHÁY" (Fire Triangle) đó là:
1. Oxygen: Nguồn Ôxy hay không khí

2. Ignition Source: Nguồn gây cháy (do nhiệt, đánh lửa,...)

3. Fuel: Nhiên liệu để cháy

Một vụ nổ cần thêm 3 yếu tố được biết qua "LỤC GIÁC NỔ" (Hexagon Explosion) đó là:

4. Gas or Dust in suspension: Độ huyền phù (nổi lơ lửng) của các hạt bụi hoặc hơi gas

5. Concentration: Nồng độ của các hạt/hơi này

6. Explosive limits: Giới hạn nổ của các hạt/hơi này

Độ huyền phù là sự phân bố của các hạt/hơi lơ lửng trong không khí. Nồng độ là lượng bụi/hơi trong một không gian kín hoặc bị giới hạn. Không gian hạn chế này cho phép tích tụ và gia tăng khả năng của vụ nổ. Giới hạn nổ là nồng độ tối thiểu hoặc tối đa của hạt/hơi có thể xảy ra vụ nổ trong một không gian hạn chế nếu xuất hiện nguồn gây cháy.